Tủ lạnh có khả năng bảo quản thực phẩm được lâu và tươi ngon hơn nhưng có rất nhiều người không biết cách sử dụng tủ lạnh sao cho hiệu quả. Cùng DGLVietNam theo dõi bài viết dưới đây để sử dụng tủ lạnh hiệu quả và tiết kiệm điện nhất nhé!
1. Đối với tủ lạnh mới mua
Khi mới mua tủ lạnh về, chiếc tủ của bạn mới được vận chuyển một quãng đường dài, dễ gây tình trạng sốc điện nếu bạn cắm điện và dùng tủ ngay. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây.
Vị trí đặt tủ lạnh
Đối với tủ lạnh mới mua về, bạn nên chọn vị trí lắp đặt ổn định, bằng phẳng để đảm bảo tủ không bị rung lắc khi hoạt động. Bạn không nên lắp đặt tủ ở nơi ẩm ướt, có gió lùa, những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hay nơi có nhiệt độ cao vì sẽ gây hư hỏng bộ phận và giảm tuổi thọ sản phẩm.
Ở mặt phía sau tủ cần phải cách tường tối thiểu 10cm và hai bên là 2cm, để đảm bảo lưu thông không khí làm mát dàn lạnh. Tủ lạnh mới mua thường trải qua quá trình vận chuyển dài, bạn nên chú ý kiểm tra lại nơi lắp đặt và công suất của máy.
Chọn vị trí lắp đặt ổn định, bằng phẳng để đảm bảo tủ không bị rung lắc khi hoạt động
Nhiệt độ và thời gian sử dụng
Đặt tủ lạnh ổn định, không cắm điện trong ít nhất 2 giờ. Sau đó, bạn cắm điện và để số nhỏ nhất cho tủ chạy không tải trong 24 giờ. Điều này nhằm đảm bảo tủ quen dần với chế độ hoạt động, không đột ngột làm việc quá tải, tránh gây hỏng tủ và thức ăn không bị ám mùi nhựa.
Sau 4 giờ, bạn mở cửa tủ để hơi lạnh thoát ra mang theo mùi nhựa của tủ lạnh mới ra ngoài, đem đến không khí mới, sạch sẽ cho tủ. Sau 24 giờ tủ chạy không tải, bạn dùng khăn ẩm lau sạch toàn bộ bề mặt bên trong tủ, bắt đầu cho thực phẩm vào tủ và sử dụng bình thường.
Cắm điện và chọn nhiệt độ nhỏ nhất cho tủ chạy không trong 24 giờ
Lưu ý khác
Dây tiếp đất: Bạn cần nối đất cho dây điện tủ lạnh để tránh rò rỉ điện, giúp quá trình sử dụng bền bỉ hơn và đảm bảo an toàn. Khi nối dây tiếp đất không được dùng các vật liệu như ống khí, dây điện thoại hoặc những thanh kim loại có khả năng phát tia lửa.
Một vài điều cần lưu ý khi sử dụng tủ lạnh mới: Không chất quá nhiều thực phẩm ở bên trong, vì hơi lạnh khó phân đều ra khắp các ngóc ngách của tủ. Vệ sinh tủ thường xuyên giúp đồ ăn luôn được tươi ngon, hạn chế sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn.
Để tránh rò rỉ điện, bạn cần tiếp đất cho dây điện tủ lạnh
2. Trong quá trình sử dụng tủ lạnh
Đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng, tránh ẩm ướt
Nhiệt độ xung quanh vị trí bạn đặt tủ cũng ảnh hưởng đến mức tiêu hao điện năng bởi ở mỗi vị trí khác nhau, tủ sẽ có khả năng tản nhiệt khác nhau. Bạn nên đặt tủ ở những nơi thông thoáng, không ẩm ướt, tránh đặt vào những góc nhà chật hẹp để tủ có thể thoát nhiệt tốt nhất.
Bạn hãy đặt tủ cách tường tối thiểu là 10cm vì dây cáp làm lạnh đằng sau tủ cần có không gian nhận khí mát để làm nguội tủ, nếu không tủ sẽ rất tốn điện, nhanh hư hỏng. Bạn cần tránh đặt tủ ở nơi có nhiều nguồn điện, bếp từ, bếp gas hay nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
Đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng, tránh ẩm ướt để nâng cao tuổi thọ sử dụng
Sử dụng nguồn điện riêng cho tủ lạnh
Nguồn điện là một phần quan trọng khi dùng tủ nhằm giúp tủ hoạt động hiệu quả, tránh hỏng hóc do lượng điện không ổn định. Việc sử dụng nguồn điện đúng cách cũng giúp bảo vệ hệ thống điện nhà bạn, tránh tình trạng cháy nổ do chập điện.
Tủ lạnh tiêu hao một lượng điện nhất định và làm việc liên tục với cường độ cao nên ổ cắm điện dành cho tủ lạnh nên được thiết kế độc lập. Nguồn điện dùng cho tủ lạnh nên có cầu chì riêng để đề phòng lượng điện quá tải gây cháy nổ, hỏng hóc hệ thống điện trong nhà.
Sử dụng nguồn điện riêng cho tủ lạnh để tránh tình trạng chập cháy, rò rỉ điện
Kiểm tra cửa hít
Sau thời gian dài sử dụng, các ron cao su ở cánh cửa có thể bị mài mòn, mủn và hư hỏng làm cửa tủ đóng không kín và thất thoát ra ngoài nhiều hơi lạnh. Từ đó làm tiêu tốn nhiều điện năng hơn và giảm hiệu quả bảo quản thực phẩm.
Cách kiểm tra cửa tủ có khít không bằng cách kẹp một tờ tiền vào khe tủ, nếu dễ dàng kéo tiền đi học theo khe hở thì ron cao su đã bị hỏng, bạn cần thay thế ron cao su mới.
Ron cao su cửa tủ không khít và bị hở thì bạn cần thay thế mới
Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp
Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng điều chỉnh nhiệt độ của tủ càng lạnh thì thực phẩm sẽ được bảo quản tốt hơn. Thực tế là bạn chỉ nên điều chỉnh nhiệt độ của từng ngăn tủ đúng với tiêu chuẩn sau thôi nhé:
Đối với ngăn mát: Bạn nên để nhiệt độ tại mức 1 – 4.5 độ C.
Đối với ngăn đông: Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ khoảng -15 độ C.
Nếu bạn điều chỉnh tủ lạnh ở nhiệt độ thấp hơn hay cao hơn thì không những tiêu hao điện năng mà còn không bảo quản được độ tươi của thực phẩm. Đồng thời, bạn hãy dựa vào điều kiện thời tiết và lượng thực phẩm bảo quản để tùy chỉnh, không nên cố định nhiệt trong thời gian dài.
Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng ngăn mát và ngăn đông
Phân loại, bọc kín thực phẩm
Nhiều người thường có thói quen cất hết tất cả những thực phẩm vừa mua về đặt vào tủ lạnh mà không phân loại hay bọc kín chúng lại. Tuy nhiên họ lại không biết rằng đó là nguyên nhân dẫn đến thực phẩm bị nhiễm khuẩn chéo, có mùi khó chịu và làm chúng nhanh hỏng.
Vậy nên, khi mua thực phẩm về, bạn hãy sử dụng hộp đựng chuyên dụng hay túi đựng thực phẩm để phân loại thực phẩm tươi sống, chín, rau củ quả rồi bọc kín chúng lại mới cho vào tủ lạnh, hạn chế tối đa thực phẩm bị hư hỏng hay bị vi khuẩn xâm nhập gây hại cho sức khỏe.
Phân loại, bọc kín thực phẩm để thực phẩm không bị nhiễm khuẩn chéo và tủ không xuất hiện mùi hôi
Sắp xếp thực phẩm khoa học
Đa số tủ lạnh đều được bố trí các ngăn, khay, kệ riêng biệt để người dùng có thể dễ dàng sắp xếp thực phẩm khoa học, hợp lý nhất, góp phần giữ cho tủ lạnh được hoạt động hiệu quả nhưng vẫn tiết kiệm điện. Cùng tham khảo các nguyên tắc bố trí thực phẩm khoa học dưới đây nhé:
Đối với ngăn mát: Bạn sử dụng cánh cửa tủ để đặt các thực phẩm khô hay các gia vị nấu nướng, đồ uống. Bạn hãy đặt thực phẩm ăn liền, đồ chín lên phía trên còn đồ tươi sống phía dưới, rau củ quả có ngăn riêng biệt để bảo quản tươi ngon, mọng nước hơn.
Đối với ngăn đông: Ngăn này thường được dùng để bảo quản các thực phẩm tươi sống hay đồ lạnh nên bạn hãy sắp xếp thịt, cá, hải sản ở kệ dưới và làm đá, kem ở tầng trên nhé.
Sắp xếp thực phẩm khoa học giúp tủ bảo quản thực phẩm tốt và hoạt động hiệu quả hơn
Dàn đều thực phẩm
Bạn nên dàn đều các loại thực phẩm khi bảo quản trong tủ lạnh để giúp hơi lạnh được lan tỏa đồng đều, thức ăn được làm lạnh ổn định, tươi ngon và giữ được lâu. Bạn có thể ghi chú thời gian và dán trên bao bì hộp hoặc túi thực phẩm để biết được thời gian sử dụng.
Đối với các hộp đựng thực phẩm cần xếp gọn gàng, còn các túi đựng thực phẩm có thể xếp chồng lên nhau và lót khay đối với thực phẩm tươi sống để tránh nước từ các loại thực phẩm ấy tràn ra ngoài.
Để hơi lạnh được lan tỏa đồng đều và giữ thực phẩm tươi ngon hơn, bạn nên dàn đều thực phẩm
Không để đồ nóng vào tủ lạnh
Thức ăn còn nóng sẽ tỏa ra ngoài hơi nóng nên khi bạn cho thực phẩm còn nóng vào tủ lạnh sẽ khiến nhiệt độ bên trong tủ bị tăng lên, dẫn đến việc máy nén phải hoạt động với công suất cao để làm giảm nhiệt độ, từ đó gây tốn điện và giảm tuổi thọ của tủ.
Không để đồ nóng vào tủ lạnh vì sẽ gây tiêu tốn nhiều điện năng
Không để tủ lạnh quá trống hoặc quá nhiều
Lượng thực phẩm được chứa trong tủ lạnh là một phần ảnh hưởng đến hiệu quả bảo quản và tiết kiệm điện của tủ. Vì vậy, bạn chỉ nên chứa một lượng thực phẩm vừa đủ trong tủ để nhiệt độ bên trong tủ có thể cân bằng cho tất cả các thực phẩm.
Nếu bạn chứa quá nhiều thực phẩm trong tủ, hơi lạnh sẽ không thể tỏa đều, khiến tủ tiêu tốn điện mà thực phẩm cũng nhận đủ độ lạnh. Nếu bạn chứa quá ít thực phẩm trong tủ thì bạn nên cho vài chai nước hay vài viên đá vào tủ để tăng độ lạnh cho tủ nhé!
Không để tủ lạnh quá quá nhiều thực phẩm vì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả bảo quản
Không mở cửa tủ lạnh nhiều lần, quá lâu khi không cần thiết
Việc mở tủ lạnh quá nhiều lần hoặc mở tủ quá lâu không đóng sẽ dẫn đến việc hơi lạnh trong tủ bị thất thoát ra ngoài, buộc cho máy nén phải hoạt động với công suất cao hơn để cân bằng lại độ ẩm trong tủ.
Vì vậy, bạn không nên mở cửa tủ lạnh quá nhiều lần hay mở lâu không đóng cửa nếu không cần thiết để tiết kiệm điện năng cho tủ nhé!
Chỉ nên mở cửa tủ khi cần thiết để tiết kiệm điện năng
Hạn chế tắt/bật tủ lạnh
Khi tủ lạnh khởi động lại, chúng sẽ sử dụng một lượng điện năng rất lớn. Do đó, bạn không nên bật/tắt tủ lạnh thường xuyên hay cắm chui của tủ vào cùng với các thiết bị khác.
Khi bạn không sử dụng tủ trong một thời gian dài, bạn nên dọn sạch tủ lạnh, sau đó dùng vật phủ che bụi ở phía trên rồi mới ngắt nguồn điện nhé!
Hạn chế tắt/bật tủ lạnh vì tủ phải khởi động lại và tiêu tốn một lượng điện năng lớn
Vệ sinh tủ định kỳ
Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, bạn nên vệ sinh tủ định kỳ mỗi tuần để làm sạch các vết bẩn, những tiềm ẩn vi khuẩn trong và ngoài tủ. Khi lau chùi tủ lạnh, bạn cần:
Ngắt nguồn điện, đưa hết thực phẩm ra ngoài.
Dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng bề mặt bên trong tủ lạnh, tránh dùng bất cứ vật sắc nhọn nào để cạo, cạy tuyết và các vết bẩn trong tủ để không làm hỏng dàn lạnh.
Lau sạch mặt ngoài và khu vực xung quanh tủ lạnh để tránh tình trạng chuột bọ làm hỏng các chi tiết máy, dây điện của tủ lạnh.
Ngoài ra, bạn nên vệ sinh dàn ngưng 6 tháng hoặc 1 năm/lần, bởi bộ phận này có nhiệm vụ thải nhiệt của môi chất ngưng tụ ra ngoài môi trường. Nếu dàn ngưng vận hành tốt thì máy nén sẽ làm việc nhẹ nhàng hơn, tiết kiệm điện và làm lạnh ổn định.
Vệ sinh tủ định kỳ giúp đảm bảo an toàn và nâng cao tuổi thọ sử dụng
Xả tuyết cho ngăn đá
Đối với các dòng tủ lạnh đời cũ và giá rẻ thường dễ bị đóng tuyết trên ngăn đông. Điều này làm ảnh hưởng đến luồng không khí di chuyển, thực phẩm không được bảo quản tối ưu và nhanh hư hỏng.
Nếu không khí trong tủ quá ẩm thì sẽ tiêu tốn rất nhiều điện năng để làm mát. Chính vì thế, bạn cần xả tuyết cho ngăn đá khi tủ bị đóng tuyết, tránh để tuyết quá dày.
Khi thấy tủ lạnh bị đóng tuyết trên ngăn đông, bạn nên xả tuyết ngay, tránh để tuyết đóng quá dày
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách sử dụng tủ lạnh đúng cách và hiệu quả.