Vén Màn Bí Mật Đằng Sau Công Nghệ NanoCell Của LG?

 

Trong một năm trở lại đây, LG đã bắt đầu đưa ra các dòng tivi mang tên công nghệ độc quyền mà hãng sử dụng là NanoCell. Vậy công nghệ này là gì và tác dụng của nó đem lại điều gì? Để trả lời các câu hỏi này, hãy cùng  DGLVietNam đi tìm câu trả lời nhé

2404_1892259

 

OLED, QLED và NanoCell
LG, thương hiệu nổi tiếng với công nghệ hình ảnh OLED hiện đang đứng đầu trên phân khúc cao cấp. Nhắc đến điều này, không ai lại không nghĩ đến đối thủ trực tiếp của LG, một người đồng hương khó nhằn, Samsung. Và dĩ nhiên Samsung không bao giờ để đối thủ lớn nhất của mình trong ngành công nghiệp TV dễ dàng vươn lên như vậy. Trong quá khứ, Samsung cũng đã theo đuổi công nghệ OLED tốn kém trong năm 2013. Tuy nhiên, ngay khi LG nhập cuộc và nhận thây sẽ phải bỏ ra một số tiền khổng lồ để đem những chiếc tivi OLED đến tay người tiêu dùng với giá thành dễ chấp nhận hơn, Samsung đã chuyển phương án theo đuổi một công nghệ khác mà hãng gọi là QLED để đối chọi trực tiếp.

Lựa chọn này đem lại cho Samsung lợi thế cũng như bất lợi thế. QLED là một cái tên khá kêu, tuy nhiên thì nó lại hoạt động dựa trên nguyên lý của tivi LCD so với công nghệ OLED mới hơn. Bởi những nhược điểm trong thiết kế của LCD, tivi QLED dù cho có sử dụng bao nhiêu công nghệ thì cũng không thể tái tạo lại những điểm mạnh vượt trội mà OLED đem lại. Nhưng đây cũng trở thành lợi thế chính mà rất nhiều người tiêu dùng quan tâm, đó là giá thành. QLED luôn có một mức giá dễ chịu hơn so với các dòng OLED của LG do những khó khăn trong quá trình sản xuất. Suy cho cùng, thực sự thì QLED không hẳn xứng tầm sánh ngang với OLED để cạnh tranh. Nếu OLED là số 1 thì QLED sẽ ở khoảng 1.5.

Nếu nhìn theo cách đó, LG sẽ có các dòng tivi LCD có chất lượng kém hơn và các dòng OLED có giá thành cao hơn. Và đó là lí do mà NanoCell được ra đời. Một công nghệ hoạt động lựa theo nguyên lý của công nghệ LCD nhưng cải thiện chất lượng về mặt hình ảnh ở mức giá không quá cao so với mặt bằng chung của OLED.

NanoCell là gì?
Dải màu sắc hiển thị gần đây trở thành một thông số quan trọng ngành công nghiệp màn hình trong những năm gần đây. Các thương hiệu sản xuất màn hình đã đi theo nhiều hướng khác nhau để cải thiện độ rộng của các dải màu sắc mà màn hình có thể hiện thị trong đó bao gồm Chấm lượng tử (Quantum Dots) mà Samsung đang áp dụng. Và NanoCell là thành viên mới nhất trong “gia đình” này.

Vậy NanoCell thực sự là gì? Theo như các chuyên gia của công ty Palomaki Consulting chuyên nghiên cứu về công nghệ nano, LG kết hợp giữa tấm màn IPS và vật liệu nano bí mật có kích thước rơi vào khoảng 1nm. Điều này được xác thực bởi cái tên mà LG sử dụng trước khi chuyển sang tên mới, IPS-Nano. Với sự kết hợp này, NanoCell sẽ sở hữu hai điểm mạnh lớn đó là góc xem rộng và chất lượng màu sắc cải thiện.

Tại IFA 2017, LG khẳng định chất lượng màu sắc tăng 60% so với các mẫu LCD bình thường bởi sự trợ giúp của các hạt hấp thụ nano. Ngoài ra công nghệ IPS cũng là một mảng khác mà LG đang đi đầu. Với khả năng giữ độ chính xác của màu sắc ở các góc lớn hơn cho người xem.

2404_Figure-1-Nanocell-Display

  Kết quả được LG công bố chính thức tại IFA 2017

NanoCell và Quantum Dots
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia về màn hình, thì một điều gần như chắc chắn rằng dải màu hiển thị rộng hơn là kết quả của các vật liệu hấp thụ ánh sáng giúp ngăn cản các bước sóng ánh sáng giữa bộ lọc màu xanh lá và đỏ. Và với các số đo được thực hiện tại Palomaki Consulting, màn hình Nano Cell có cải thện độ rộng của dải màu khi so sánh với các màn hình LCD không có lớp hấp thụ này. Dải màu được tăng lên khoảng 10%, từ 82% cho đến 92% trong hệ màu DCI-P3.

Tuy nhiên thì với Quantum Dots, công nghệ này có dải màu cao hơn từ 97 – 98% trong hệ màu DCI-P3. Khi kết hợp với lớp hấp thụ ánh sáng NanoCell tuy nhiên lại cho ra kết quả khá thú vị khi không có sự cải thiện đột biến nào.

2404_fig-8_2

So sánh độ rộng dải màu trong hai hệ DCI-P3 và Rec2020

Mặc dù Quantum Dots có dải màu rộng hơn công nghệ NanoCell của LG, chúng ta vẫn phải nhớ đến khả năng xem từ các góc chéo mà không bị mất chất lượng màu sắc. Có thể đây sẽ là điểm mà công nghệ mới này của LG phát huy tác dụng.

Kết luận
Với những kết quả thu lại được, rõ ràng NanoCell là sự kết hợp của hai công nghệ giữa IPS để cải thiện góc xem và một lớp hấp thụ ánh sáng bằng vật liệu nano để tăng chất lượng màu sắc. Tuy không có được dải màu rộng như Quantum Dots của Samsung, nhưng với một vật liệu hiệu quả về cả mặt màu sắc và giá thành, LG có lẽ đã đi một bước đi đúng.

Dù trong thời điểm này, QLED vẫn sẽ dẫn đầu về khả năng tái hiện màu sắc, nhưng trong tương lai thì vẫn còn quá sớm để nhận xét về tiềm năng của NanoCell.